Hiện nay, trên thị trường công nghiệp có rất nhiều loại biến tần với công nghệ khác nhau. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn giữa biến tần trực tiếp và biến tần gián tiếp. Bài viết dưới đây của HDE sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại biến tần này qua việc so sánh cấu trúc, nguyên lý hoạt động và cách ứng dụng trong sản xuất.
1. Phân Loại Biến Tần
1.1. Biến Tần Trực Tiếp
Biến tần trực tiếp (hay còn gọi là biến tần nguồn dòng) là loại biến tần chuyển đổi điện áp và tần số của nguồn lưới xoay chiều (AC) trực tiếp thành điện áp và tần số mong muốn để cấp cho động cơ, chủ yếu được sử dụng trong các ứng dụng có công suất lớn (từ 100kW trở lên).
- Cấu Trúc Biến Tần Trực Tiếp
• Biến tần Cyclo:
Sử dụng các bộ chuyển mạch 2 chiều làm từ thyristor, đóng mở theo góc pha để tạo ra điện áp xoay chiều với tần số thấp cho mỗi pha của tải.
• Biến tần Ma Trận:
Sử dụng ma trận chuyển mạch 2 chiều với tần số đóng cắt cao dựa trên IGBT, chuyển đổi pha vào (nguồn 3 pha) thành pha ra cấp cho tải thông qua các khoa khóa chuyển mạch.
- Ứng Dụng Của Biến Tần Trực Tiếp:
Biến tần trực tiếp được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp yêu cầu điều khiển động cơ lớn như:
• Ngành khai thác: điều khiển quạt thông gió, băng tải, máy bơm trong mỏ.
• Ngành luyện kim: điều khiển quạt, máy bơm, máy nén khí tại các nhà máy luyện kim.
• Ngành xi măng, dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất ô tô và năng lượng tái tạo. 1.2. Biến Tần Gián Tiếp
Biến tần gián tiếp là loại biến tần chuyển đổi nguồn điện xoay chiều từ lưới thành điện một chiều thông qua bộ chỉnh lưu, sau đó chuyển đổi lại thành điện xoay chiều có tần số điều chỉnh qua bộ nghịch lưu. Phương pháp này cho phép điều chỉnh điện áp và tần số một cách linh hoạt, phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau từ công nghiệp nặng đến công nghiệp nhẹ.
- Cấu Trúc Biến Tần Gián Tiếp
• Biến Tần Nguồn Áp (VSI):
Sử dụng nguyên lý điều chỉnh thời gian đóng/cắt của các khóa chuyển mạch trong bộ nghịch lưu để tạo ra điện áp xoay chiều thay đổi.
• Biến Tần Nguồn Áp Điều Chế Biên Độ (CS-PWM-I):
Điều chỉnh điện áp trên thanh một chiều qua việc thay đổi thời gian đóng cắt của khóa chuyển mạch trong phần chỉnh lưu, từ đó ảnh hưởng đến điện áp xoay chiều đầu ra.
• Biến Tần Nguồn Dòng (CSI):
Sử dụng các khóa bán dẫn nối với nguồn dòng để điều khiển qua mạch vòng điều khiển dòng cùng với các cuộn cảm mắc nối tiếp. Ở loại này, dòng điện tải được giữ không đổi và điện áp đầu ra phụ thuộc vào tải.
- Ứng Dụng Của Biến Tần Gián Tiếp
Biến tần gián tiếp có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất với yêu cầu đa dạng như:
• Máy cán, máy kéo, máy nghiền, máy trộn trong ngành công nghiệp nặng.
• Máy dệt, máy may, máy in, máy đóng gói trong ngành công nghiệp nhẹ.
• Điều khiển máy bơm, quạt và ứng dụng trong năng lượng tái tạo.
Chuyển đổi trực tiếp nguồn AC thành điện áp xoay chiều với tần số điều chỉnh
Chuyển đổi nguồn AC thành DC qua bộ chỉnh lưu, sau đó chuyển thành AC qua bộ nghịch lưu với tần số điều chỉnh
Cấu Trúc
- Cyclo (thyristor theo góc pha)
- Ma trận chuyển mạch với IGBT
- VSI
- CS-PWM-I
- CSI
Ứng Dụng
Điều khiển các tải công suất lớn như quạt, băng tải, máy bơm trong các ngành khai thác, luyện kim, xi măng, dệt may...
Phù hợp với các ứng dụng từ công nghiệp nặng đến nhẹ như máy cán, máy kéo, máy nghiền, máy trộn, máy dệt, máy may, máy in...
3. Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Khi Nào Nên Sử Dụng Biến Tần Trực Tiếp Và Biến Tần Gián Tiếp?
• Biến tần trực tiếp thích hợp cho các tải có công suất lớn, yêu cầu điều khiển mạnh mẽ và hoạt động trong môi trường khắc nghiệt.
• Biến tần gián tiếp phù hợp với các ứng dụng tải đơn giản hoặc khi ngân sách đầu tư hạn hẹp, đồng thời cung cấp khả năng điều khiển linh hoạt với mức độ chính xác cao. Thương Hiệu Biến Tần Nào Uy Tín?
Một số thương hiệu biến tần được đánh giá cao hiện nay, bạn có thể tham khảo như:
• Biến tần Inovance
• Biến tần INVT
• Biến tần Siemens
• Biến tần Delta
...
Biến tần Inovance được phân phối chính hãng tại HDE
Việc lựa chọn giữa biến tần trực tiếp và biến tần gián tiếp phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của ứng dụng, yêu cầu về hiệu suất và điều kiện làm việc của hệ thống. Hiểu rõ cấu trúc và nguyên lý hoạt động của từng loại biến tần sẽ giúp doanh nghiệp có lựa chọn phù hợp, đảm bảo tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi phí vận hành.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về các giải pháp biến tần, hãy liên hệ với HDE – đội ngũ chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Hãy cùng HDE đồng hành trong quá trình hiện đại hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất làm việc của doanh nghiệp!
Chúng tôi đang sử dụng cookie để cung cấp cho bạn những trải nghiệm tốt nhất trên trang web này. Bằng cách tiếp tục truy cập, bạn đồng ý với Chính sách thu thập và sử dụng cookie của chúng tôi.